sanpham

DÙNG TIỆC NĂM MỚI-TẠM BIỆT ĐẦY HƠI

Năm hết tết đến, tiệc tùng linh đình, vô vàng các món ăn sẽ khiến bạn dễ dàng lâm vào chướng bụng đầy hơi. Các thức ăn kém chọn lọc, điều kiện an toàn thực phẩm từ bàn tiệc ngày tết nguy cơ cao với ngộ độc thực phẩm…là điều đáng lưu tâm. Đóng vai trò là một người quán xuyến nhà cửa, chăm sóc gia đình, bạn cần phải biết cách để chướng bụng, đầy hơi, ngộ độc thực phẩm không quấy rầy sức khỏe gia đình mình.

DÙNG TIỆC NĂM MỚI-TẠM BIỆT ĐẦY HƠI

Triệu chứng đầy hơi và cách xử lý nhanh nhất

Thức ăn khi vào cơ thể sẽ được cơ quan tiêu hóa chọn lọc các chất cần thiết để hấp thu và thải ra ngoài những chất cơ thể không có nhu cầu. Nếu thức ăn tồn đọng lâu trong ống tiêu hóa, sẽ gây ra chứng đầy hơi, trướng bụng, khó tiêu.

Một triệu chứng nữa chính là do ăn nhanh, ăn nhiều lượng khí hơi vào trong dạ dày nhiều, gây ra đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu…. Trong trường hợp này bạn phải tìm giải pháp đẩy hết lượng khí dư thừa ra ngoài giúp dạ dày và hệ tiêu hóa nhẹ nhàng hơn.

Một số động tác massage bụng nhanh chóng, kết hợp với bài thuốc dân gian cho kết quả giảm đầy hơi chướng bụng. Tuy nhiên để có kết quả nhanh nhất, an toàn, không gây ngộ độc cần chọn các dạng viên nhai chứa Simethicone, được ưa chuộng tại Thái Lan. Với công thức chứa hoạt chất Simethicone xóa tan các bóng khí gây đầy hơi trong dạ dày nhanh chóng.

Ngộ độc thực phẩm là vấn đề đáng báo động mỗi dịp tết đến. Ngoài việc cân nhắc thực phẩm cho gia đình trong khâu ăn uống, các buổi chiêu đãi thì các bà nội trợ cần phải bổ sung thực phẩm bảo vệ hệ tiêu hóa trước khi hại khuẩn xâm nhập. Với đa dạng loại thực phẩm bảo vệ sức khỏe tiêu hóa men vi sinh hương vị bánh quy sẽ phù hợp cho tất cả các thành viên trong gia đình bạn đấy.

Mẹo xử lý đầy hơi từ trong nhà bếp

Gừng: luôn là một gia vị phổ biến trong nhà bếp mỗi gia đình. Gừng có vị cay, tính ấm, có tác dụng điều chỉnh tình trạng co thắt cơ trơn dạ dày – ruột, giúp tiêu hóa thức ăn. Có thể dùng gừng dạng tươi hoặc khô.

Một vài cách thức sử dụng gừng tốt cho hệ tiêu hóa: Vài lát gừng tươi, nhai từng chút từng chút một cho đến khi hết cảm giác đầy trướng.

– Giã nhuyễn gừng, pha với nước nóng hoặc với mật ong uống từ từ.

– Pha một muỗng nước gừng + một muỗng nước cốt chanh + một muỗng mật ong với một ly nhỏ ấm rồi uống từ từ.

– Gừng khô 10g, hãm với 100ml nước sôi uống dần trong ngày.

DÙNG TIỆC NĂM MỚI-TẠM BIỆT ĐẦY HƠI

Rau răm: Có vị cay, tính ấm, là vị thuốc giúp kích thích tiêu hóa, trị các chứng đau bụng, đầy hơi. Lấy khoảng 15g rau răm (cả thân và lá), có thể ăn sống hoặc giã nhuyễn vắt lấy nước uống.

Tỏi: Lấy 15g tỏi giã nát, trộn với 5g đường phèn, hòa tan với 60ml nước ấm, uống dần dần.

DÙNG TIỆC NĂM MỚI-TẠM BIỆT ĐẦY HƠI

Tía tô: Dùng cả lá và thân mềm, khoảng 30g, giã nhuyễn, vắt lấy nước uống hoặc đem chưng cách thủy cho nóng lên rồi uống khi còn ấm, giúp tiêu hóa thức ăn và chống dị ứng do thức ăn hiệu quả.

Nghệ: Một muỗng bột nghệ pha với một ly nước sôi và một muỗng mật ong, uống khi còn ấm, có thể thay bột nghệ bằng vài lát nghệ tươi.

DÙNG TIỆC NĂM MỚI-TẠM BIỆT ĐẦY HƠI

Cách tốt nhất vẫn là phòng bệnh, cần thực hiện ăn uống hợp lý, khoa học. Cụ thể, về rau củ, nên ưu tiên các loại vẫn thường dùng ngày Tết nhưng tốt cho tiêu hóa như hẹ, rau diếp cá, tía tô, khoai tây, bưởi, lê, thơm, cam, nho…

Tết không thể thiếu dưa món làm từ tỏi, hành hoặc củ kiệu. Đây là loại củ có thể ngừa chứng đầy hơi, khó tiêu hiệu quả. Trong một số món ăn ngày Tết, nên “cải cách” bằng cách cho ít gừng vào. Thức ăn có gừng sẽ giúp cơ thể chuyển hóa tốt thức ăn dầu mỡ, phòng ngừa rối loạn lipid trong máu khi ăn những món quá nhiều chất béo.

Author Info

system

Không có bình luận

Comments are closed.